Tình trạng lừa đảo tiền điện tử hiện nay chia sẻ từ Remitano
Đầu tư Crypto có có an toàn và làm sao để bảo vệ tài sản của bạn khi lừa đảo tiền điện tử vẫn xảy ra đầy rẫy như hiện nay. Hãy cùng theo dõi bài học này nhé!
Last updated
Đầu tư Crypto có có an toàn và làm sao để bảo vệ tài sản của bạn khi lừa đảo tiền điện tử vẫn xảy ra đầy rẫy như hiện nay. Hãy cùng theo dõi bài học này nhé!
Last updated
Như chúng ta đã biết, lừa đảo tiền mã hoá là một trong những chủ đề “gây nhức nhối” của giới Crypto trong suốt thời gian hình thành và phát triển của loại hình đầu tư này, và do đó sàn remitano đã nghiên cữu viết riêng 1 bài cho khách hàng đọc để hiểu hơn. Tuy nhiên, trong năm 2020, lợi dụng tình hình bất ổn của đại dịch vi-rút Corona, những kẻ bất chính đã sử dụng những hình thức tinh vi hơn bằng lừa đảo và chiếm dụng (98%), thay vì hack và trộm trực tiếp từ sàn như năm 2019.
So sánh tình trạng lừa đảo Crypto qua các năm (Nguồn: Cipher Trace)
Các hình thức lừa đảo phổ biến trong thời gian gần đây:
Phishing attack (lừa đảo tấn công giả mạo): Với hình thức này, các hackers sẽ gửi email cho khách hàng, giả danh admin từ sàn giao dịch. Những email này thường chứa đường link dẫn bạn đến một trang web của sàn có giao diện giống hệt với sàn mà bạn thường dùng, những thực chất lại là một trang ảo web lừa đảo (phishing site) và tự động sao chép mọi thông tin mà bạn điền vào.
Ransomware (sử dụng mã độc tống tiền): Lợi dụng tính chất phức tạp và kỹ thuật cao của tiền điện tử, phần mềm độc hại được thiết kế để có thể truy cập vào ví trên sàn (hot wallet) của NĐT và rút tiền từ đó. Cụ thể, chúng sẽ theo dõi bảng ghi nhớ tạm lưu trữ thông tin các giao dịch và thay thế địa chỉ nhận tiền bằng một địa chỉ khác của kẻ lừa đảo.
Mô hình Ponzi: Công thức chung của mô hình này là người tham gia nộp vào một khoản tiền nhất định và sẽ được trả lãi lên đến vài chục phần trăm mỗi tháng, như một khoản lợi nhuận từ số tiền vốn ban đầu (nhưng đó thực ra là tiền của những người đầu tư sau). Cuối cùng, khi mô hình không còn có thể hấp dẫn nữa thì nó sẽ tự sụp đổ, những kẻ đứng sau sẽ biến mất cùng với số tiền khổng lồ sau thời gian hoạt động.
Lừa đảo ICO: Đây là hình thức tạo ra hẳn một loại tiền mã hoá mới, tạo ra các tài liệu để quảng bá, thậm chí thuê văn phòng và thổi phồng lên bằng các phương tiện truyền thông, nhằm thu hút nhà đầu tư bằng token trong những đợt mở bán sớm, với giá cực kỳ ưu đãi. Chỉ trong năm 2017, gần 80% các vụ ICO được xác định là scam, gây thiệt hại lên đến hơn 100 triệu đô la.
Lừa đảo bơm coin (Pump & Dump): Đây là hình thức thâu tóm giá coin bằng cách bơm lên cao (pump) và sau đó đột ngột hạ xuống thấp (dump). Khi giá coin được đẩy lên cao, tâm lý FOMO sẽ làm NĐT “tranh thủ" mua vào với giá cao. Sau đó, những kẻ đứng sau rút lui, và dĩ nhiên coin đó sẽ bị rớt giá ngay vì không được bơm nữa.
SIM Swap: Để thực hiện việc này, các hackers lợi dụng việc nhận tin nhắn mã OTP để có thể đặt lại mật khẩu email và kiểm soát tất cả các tài khoản có liên kết với số điện thoại và email. Từ đó, chúng có thể dễ dàng chiếm hữu tài khoản cá nhân của bạn và quét sạch tiền từ các tài khoản có giá trị.
Chợ đen Bitcoin: Đây là cách phổ biến mà các nhà đầu tư Crypto thường hay chọn để “tránh” khoản phí giao dịch từ sàn, nhằm tối ưu lợi nhuận. Tuy nhiên, việc NĐT giao dịch một số lượng coin lớn với một người qua mạng mà không có bên thứ 3 đảm bảo cũng như không nắm được thông tin danh tính của người đó thì sẽ phải chịu các rủi ro như lừa đảo, do đo hãy mua bitcoin bằng sàn remitano nhé, khỏi lo tranh chấp, lộ thông tin và có thể là đối tượng cho các hình thức lừa đảo có quy mô trong tương lai.